39B Hồng Hà Nối Dài, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0906035680

Danh sách các cao tốc tại miền Nam sẽ khởi công 2024

Danh sách các cao tốc tại miền Nam sẽ khởi công 2024
Danh sách các cao tốc tại miền Nam sẽ khởi công 2024

5/5 - 7 Bình chọn

Danh sách 8 cao tốc phía Nam sẽ khởi động xây dựng trong năm 2024 góp phần phát triển kinh tế phía Nam và phát triển kinh tế vùng. Tân Triều Travel đơn vị cho thuê xe du lịch chuyên nghiệp và uy tín tại Sài Gòn.

Mục lục [Ản/Hiện]

Danh sách 8 cao tốc phía Nam dự định khởi công trong 2024: Trong năm 2024, nhiều đường cao tốc sẽ được triển khai, xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Với mục tiêu chung hình thành mạng đường bộ cao tốc Quốc gia, kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu, các đầu nối giao thông. Tập trung xây dựng các tuyến cao tốc để nhằm hạn chế tình trạng ách tắc giao thông, phát triển kinh tế địa phương và giúp giảm tải các tuyến cao tốc cũ đang khai thác hiện nay.

Dự án vành đai 4 khởi công trong 2024

Dự án vành đai 4 khởi công trong 2024

1. Dự án Vành đai 4 TP HCM.

Dự án Vành đai 4 TP HCM dài khoảng 200km, đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện đoạn Phú Mỹ-Bàu Cạn, dài 18 km; Đồng Nai thực hiện đoạn Bàu Cạn-cầu Thủ Biên (không tính cầu Thủ Biên), dài 45 km. Tỉnh Bình Dương được giao xây dựng đoạn cầu Thủ Biên-sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên), dài khoảng 49 km; Long An thực hiện đoạn kênh Thầy Cai-Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh) dài khoảng 71 km. Còn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn-kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn và kênh Thầy Cai), dài 17 km.

Đường Vành đai 4 – TP HCM khi hoàn thành sẽ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối với các tuyết quốc lộ hướng tâm. Việc này sẽ giúp cho các dịch vụ cho thuê xe 29 chỗ đi Bình Dương, thuê xe 29 chỗ đi Đồng Nai, thuê xe 29 chỗ đi Long An hay thuê xe 29 chỗ đi Vũng Tàu sẽ được kết nối nhanh chóng, tránh kẹt xe bởi các quốc lộ đang quá tải hiện nay như QL51, QL1, QL13,...

Việc đầu tư dự án đường Vành đai 4 với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao nhằm tạo động lực, sức lan toả để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.Tuyến đường này còn giúp giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô của Tp.HCM khi tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ; kết nối khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với miền Đông Nam Bộ cũng như kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

3 dự án kết nối để hình thành cao tốc TPHCM - Đà Lạt

3 dự án kết nối để hình thành cao tốc TPHCM - Đà Lạt

2. Dự án Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây Tân Phú sẽ có tổng chiều dài khoảng 60,1 km và được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), với vận tốc thiết kế là 100 km/h. Dự án sẽ được thực hiện tại tỉnh Đồng Nai và dự kiến chuẩn bị đầu tư và thực hiện trong thời gian từ năm 2024  Loại hợp đồng dự án dự kiến sẽ là Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Hợp đồng BOT) theo mô hình PPP. Dự án Đường cao tốc Dầu Giây Tân Phú được xây dựng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo ATGT trên tuyến quốc lộ 20. Việc hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường bộ cao tốc hiện đại, an toàn và có tốc độ cao trên hành lang vận tải TP.HCM – Dầu Giây – Liên Khương sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ nói chung.

Đồng thời, cũng tạo ra động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển khu vực Đông Nam bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Qua đó, dự án sẽ tăng năng lực cạnh tranh của kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, hoàn thiện từng bước mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch và đóng góp vào đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mục tiêu của việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây Tân Phú là để đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20. Tuyến đường này là phân đoạn đầu tiên của tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và sẽ kết nối toàn bộ địa bàn Đồng Nai. Từ đây khi thuê xe 16 chỗ đi Madagui, thuê xe 16 chỗ đi Nam Cát Tiên hay thuê xe 16 chỗ đi Đà Lạt bạn sẽ di chuyển nhanh chóng, an toàn hơn.

Bằng việc hoàn thành và vận hành đường cao tốc này, việc liên kết và phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam bộ sẽ được thúc đẩy. Đồng thời, cũng tạo động lực để thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam bộ với các khu vực khác như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.

 

3. Dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc là 1 trong 3 giai đoạn của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đã được Nhà nước phê duyệt. Tuyến cao tốc bắt đầu từ đoạn giao Quốc lộ 20 (xã Phú Trung, huyện Tân Phú) và kết thúc tại đoạn giao với Quốc lộ 55, TP. Bảo Lộc với tổng chiều dài là 66 km.

Tuyến cao tốc có 11km đầu tiên thuộc Đồng Nai và 55 km còn lại thuộc tỉnh Lâm Đồng.. Song, UBND tỉnh Lâm Đồng đã được Thủ tướng chọn làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án. Tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến có 6 làn xe (4 làn ôtô và 2 làn dừng khẩn cấp) được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public – Private Partnership – PPP) với tổng mức đầu tư lên đến 19.500 tỷ đồng.


Tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ giúp cho các dich vụ thuê xe 45 chỗ đi Bảo Lộc, hay thuê xe limouisne 9 chỗ đi Bảo Lộc sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đây, thời gian di chuyển giữa các huyện Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc cũng sẽ được thuận lợi hơn. Đồng thời, cao tốc này sẽ góp phần giảm tải áp lực lưu thông cho đèo Bảo Lộc, quốc lộ 20 và cả tỉnh lộ ĐT.725. Vì chính quyền địa phương đã quá hiểu được tầm quan trọng của cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc nên mọi hoạt động liên quan đến dự án đều đang được quan tâm sát sao để có thể hoàn thành càng sớm càng tốt.


4. Dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.

Theo chủ trương được phê duyệt, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 73,64 km. Điểm đầu tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc (điểm cuối dự án Tân Phú - Bảo Lộc). Điểm cuối tại Km200+000 giao với cao tốc Liên Khương - Prenn tại Km208+650, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng. Tuyến cao tốc được đầu tư với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, tốc độ 100 km/h.
Cao tốc Dầu Giây Liên Khương hoàn thiện sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa giảm tải cho Quốc lộ 20, đồng thời kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống mạng lưới đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (hệ thống cao tốc xuyên Việt).

Dự kiến, thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ mất 1 giờ đồng hồ, giảm một nửa thời gian so với di chuyển trên Quốc lộ 20 như hiện nay. Tuyến cao tốc là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng kinh tế Đông Nam bộ và Tây nguyên. Khi dự án đi vào khai thác sẽ có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành Du lịch địa phương sẽ càng phát triển khi các dịch vụ thuê xe 16 chỗ đi Đà Lạt hay thuê xe 29 chỗ đi Đà Lạt, thuê xe limousine đi Đà Lạt sẽ rút ngắn lại khoảng cách.

Cao tốc Dầu Giây Liên Khương khi đưa vào hoạt động sẽ giảm rất nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách về các khu vực mà cao tốc đi ngang qua. Rút ngắn thời gian đi lại và đặc biệt là giúp giữ được độ tươi ngon của ngành Nông nghiệp Đà Lạt khi chuyển vào Sài Gòn hay các tỉnh lân cận.


Các dự án cao tốc xung quanh TPHCM

Các dự án cao tốc xung quanh TPHCM

5. Dự án Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành.

Về quy mô, chiều dài tuyến cao tốc này khoảng 128,8km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Phước dài 101km và tỉnh Đắk Nông dài 27,8km. Về hướng tuyến, điểm đầu tuyến từ Km1915+900 của Quốc lộ 14, tại đây tuyến đi về hướng bên trái Quốc lộ 14 thuộc xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông. Điểm cuối tuyến từ điểm giao với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, xây dựng đoạn tuyến mở mới dài khoảng 2km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Bình Phước và Đăk Nông, kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên trong tương lai, giảm tải cho quốc lộ 14 - tuyến đường huyết mạch nối hai tỉnh .Công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự kết nối của Đắk Nông đi tỉnh Bình Phước, TPHCM khi bạn thuê xe 16 chỗ đi Gia Nghĩa hay thuê xe 29 chỗ đi Gia Nghĩa sẽ rút ngắn thời gian lại hơn 1 nữa so với hiện nay.

Dự án nằm trong tuyến vành đai chiến lược của tiểu vùng Mê Kong (GMS) gồm các quốc gia Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc; đóng vai trò quan trọng không chỉ kết nối liên tỉnh, mà còn mang tầm thông thương quốc tế. Đây là tuyến đường huyết mạch không chỉ phục vụ phát triển cho tỉnh Bình Phước và Đắk Nông, mà còn có vai trò quan trọng cho phát triển cả vùng Tây Nguyên kết nối với khu vực Đông Nam Bộ.

 

6. Dự án Cao tốc TP.HCM – Chơn Thành.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 45,747 km. Quy mô đường cao tốc; vận tốc thiết kế 100 Km/h; loại công trình giao thông cấp I. Tại tỉnh Bình Dương, dự án cao tốc TPHCM – Chơn Thành sẽ đi qua địa giới hành chính TP Thuận An, TP Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng. Trước đó, dự án có tên gọi cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, sau đó được điều chỉnh tên gọi cao tốc TPHCM - Chơn Thành.

Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM - Chơn Thành là trục cao tốc Bắc Nam của tỉnh Bình Dương, Bình Phước (trục xuyên tâm cắt qua đường Vành đai 4, Vành đai 3, dẫn đến đường Vành đai 2 TPHCM), nối tiếp tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Do đó, tuyến cao tốc TPHCM – Chơn Thành có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Về hướng tuyến của đường cao tốc TPHCM – Chơn Thành, từ Vành đai 3 TPHCM tuyến đi trùng với ĐT.743, ĐT.747 (Bình Dương) tới trước cầu Khánh Vân, sau đó chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại, đi men Suối Cái và song song với ĐH.409. Tiếp đến, tuyến cắt ĐT.747A tại khu vực vòng xoay Cổng Xanh, sau đó đi song song và giao cắt với ĐT.741, cắt đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, lên xã An Long huyện Phú Giáo (Bình Dương) đến ranh tỉnh Bình Phước. Điểm đầu tại Vành đai 3 TPHCM thuộc địa phận TP Thuận An (Bình Dương). Điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (Km52 +247 theo lý trình dự án).

Với cao tốc TPHCM - Chơn Thành và Chơn Thành Gia Nghĩa kết nối đồng bộ sẽ giúp cho việc thuê xe 16 chỗ đi Đồng Xoài hay thuê xe 29 chỗ đi Đồng Xoài sẽ rút ngắn lại còn 1 tiếng đồng hồ so với hiện nay.

Nâng cấp tuyến cao tốc Lộ Tẻ Rạch Sỏi kết nối cao tốc Bắc Nam

Nâng cấp tuyến cao tốc Lộ Tẻ Rạch Sỏi kết nối cao tốc Bắc Nam

7. Dự án tuyến đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải, dự án nâng cấp có tổng chiều dài 51,5km với tổng mức đầu tư 750 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2024.  Về quy mô, tuyến giữ nguyên theo đường hiện trạng, chỉ thảm bê tông tăng cường bê tông nhựa trên mặt đường cũ. Đầu tư mở rộng các đoạn dừng xe khẩn cấp hiện có và bổ sung mới các đoạn dừng xe khẩn cấp, hoàn thiện hệ thống biển báo, sơn phân làn đường.

Dự án nhằm nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến trục dọc phía tây của khu vực, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, từng bước nâng cấp tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp quy hoạch được duyệt.Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận chỉ đạo đơn vị thực hiện các nghĩa vụ bảo hành công trình đối với dự án đang khai thác tuân thủ theo đúng hợp đồng, quy định của pháp luật. Chủ đầu tư chỉ triển khai công tác khảo sát bước thiết kế bản vẽ thi công của dự án đầu tư nâng cấp mặt đường sau khi đã kết thúc giai đoạn bảo hành công trình.

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi giai đoạn 1 dài 51km với bốn làn xe được đưa vào khai thác đầu năm 2021. Dự án có tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 6.355 tỉ đồng, sử dụng vốn vay EDCF - Hàn Quốc (200 triệu USD) và vốn đối ứng phía Việt Nam (94,076 triệu USD). Sau thời gian thông xe, tuyến đường được theo dõi độ lún từ 1 - 2 năm mới bổ sung bê tông nhựa, và khi được phê duyệt chủ trương sẽ nâng cấp các hạng mục để có tiêu chuẩn cao tốc. 

Dự án cao tốc Mộc Bài - TPHCM

Dự án cao tốc Mộc Bài - TPHCM

8. Dự án Cao Tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Tuyến cao tốc HCM - Mộc Bài này có điểm đầu giao giữa đường tỉnh 15 với đường vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi; điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 (tại km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài đoạn qua địa phận TP.HCM dài tổng cộng 23,7km. Đoạn đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh dài tổng cộng 26,3km.

Vai trò kinh tế của tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh- Mộc Bài là rất quan trọng, bởi đây là một trong sáu hành lang kinh tế của TP Hồ Chí Minh kết nối với Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, cao tốc cũng nằm trong hành lang kinh tế kết nối đông tây phía Nam, bắt đầu từ Vũng Tàu – TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Thái Lan - Campuchia - Myanmar.

Hơn hết, Tây Ninh là cửa ngõ kết nối với cửa khẩu Mộc Bài - Ba Vẹt và giao thương trực tiếp với các nước ở khu vực Mekong. Chính vì vậy, đầu tư tuyến cao tốc này là yêu cầu bức thiết bởi không chỉ kết nối kinh tế liên vùng mà còn kết nối đa quốc gia. Cao Tốc được kết nối sẽ đưa các dịch vụ thuê xe limousine đi Tây Ninh, thuê xe 16 chỗ đi Tây Ninh trở nên rút ngắn lại còn 1 tiếng , nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, cao tốc đi qua ba huyện của tỉnh Tây Ninh với chiều dài 28 km, đây là trục động lực góp phần phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng.

Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài sẽ là tuyến đường bộ ngắn nhất kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP Hồ Chí Minh với Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài - Ba Vẹt. Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài sẽ bắt đầu từ đường vành đai 3 (huyện Hóc Môn), đi song song đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng (Tây Ninh). Đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua quốc lộ 22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài. 
 

Hy vọng với những khởi động trong năm mới 2024, miền Nam chúng ta sẽ có những tuyến đường cao tốc huyết mạch, góp phần phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy du lịch và đặt biệt là tiết kiệm thời gian di chuyển của khách hàng khi thuê xe du lịch tại TPHCM.


Hỏi đáp