39B Hồng Hà Nối Dài, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0906035680

3 ngày hội lớn nhất của người Khmer

3 ngày hội lớn nhất của người Khmer
3 ngày hội lớn nhất của người Khmer

5/5 - 8 Bình chọn

Những ngày lễ hội lớn của người đồng bào Khmer trong năm và ý nghĩa của từng ngày hội lớn cũng nhưng các hoạt động vui chơi, giải trí trong lễ hội. Tân Triều Travel đơn vị chuyên cho thuê xe du lịch đi các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh giá rẻ từ Sài Gòn.

Mục lục [Ản/Hiện]

3 ngày hội lớn nhất của người Khmer: Cộng đồng người Khmer tại Việt Nam tập trung đông tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang,...Cùng với dân tộc Việt Nam thì người Khmer cũng có những ngày lễ hội lớn trong năm. Mỗi lễ hội là một không gian văn hóa đầy màu sắc, nơi những nghi thức tâm linh hòa quyện với các hoạt động nghệ thuật, thể thao, tạo nên bức tranh sống động về đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng. Lê hội còn là dịp để người dân đoàn tụ, gắn kết mà còn thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Dưới đây là các ngày lễ lớn của đồng bào Khmer:

Lê Hội Sen Đô Ta - Kính nhớ tổ tiên của người Khmer

Lê Hội Sen Đô Ta - Kính nhớ tổ tiên của người Khmer

1. Lễ Sen Dolta.

Trong tiếng Khmer, "Sen" có nghĩa là cúng, "Dol" có nghĩa là bà, và "Ta" có nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta hay theo tiếng Việt là "Sen Đôn Ta" của người Khmer mang ý nghĩa tương tự lễ Vu Lan, nhằm bày tỏ lòng hiếu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất. Lễ này diễn ra vào tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của người Khmer, có ý nghĩa tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên. 

Cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch, người dân Khmer lại nô nức tổ chức lễ Sen Dolta. Trong suốt thời gian diễn ra lễ Sen Dolta, người dân chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tét, bánh ít, xôi nếp cùng nhiều món ăn đặc sản khác để dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên và chia sẻ với bà con, bạn bè. Các nghi thức quan trọng như cầu siêu, tụng kinh và cúng bái tổ tiên được thực hiện dưới sự chủ trì của các vị sư thầy tại chùa. Người Khmer tin rằng, trong thời gian này, linh hồn tổ tiên sẽ trở về thăm con cháu, nhận những lễ vật và lời cầu nguyện từ gia đình.

Đua Bò là lễ hội không thể thiếu trong ngày lễ Sên Đô Ta

Đua Bò là lễ hội không thể thiếu trong ngày lễ Sên Đô Ta

Một trong những sự kiện sôi động nhất trong lễ Sen Dolta là Hội đua bò Chùa Rô diễn ra tại Tịnh Biên An Giang hay là lễ hội đua bò Bảy Núi . Nếu thuê xe du lịch đi An Giang Châu Đốc vào những ngày này bạn sẽ chứng kiế những cuộc đua đầy sôi nổi mang lại không khí bùng nổ cho lễ hội, tiếng hò reo, cỗ vũ khán giả giúp cuộc tranh tài trở nên quyết liệt hơn. 

Phong tục đắp núi trong chùa

Phong tục đắp núi trong chùa

2. Chôl Chhnăm Thmây.

Chôl Chhnăm Thmây, hay còn gọi là Tết cổ truyền của người Khmer, diễn ra vào tháng 4 dương lịch, trùng với thời điểm năm mới của một số quốc gia Đông Nam Á khác như Lào, Thái Lan và Myanmar. Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa khô và bắt đầu mùa mưa – thời điểm rất quan trọng đối với nền nông nghiệp lúa nước của người Khmer.

Tết Chôl Chhnăm Thmây thường diễn ra trong ba ngày, mỗi ngày mang một ý nghĩa riêng. Ngày đầu tiên là ngày đón chào năm mới, các gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên và trang trí chùa chiền. Ngày thứ hai là ngày "Wanabot", người Khmer đến chùa dâng lễ vật, nghe kinh phật, và tham gia các nghi thức cầu an, cầu phúc cho gia đình. Ngày cuối cùng là ngày “Lơn Săk” hay là ngày lễ hội với các trò chơi dân gian, cuộc thi đấu thể thao, và các điệu múa truyền thống như múa lâm thôn, múa rô băm.

Té nước để cầu chúc may mắn cho nhau trong ngày năm mới

Té nước để cầu chúc may mắn cho nhau trong ngày năm mới

Trong không khí của Tết Chôl Chhnăm Thmây, người Khmer tập trung vào sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên, sự kết nối giữa các thế hệ và tinh thần lạc quan, hướng đến một năm mới an lành, hạnh phúc.

Thả hoa đăng tại Ao Bà Om ngày lễ Ok Om Bok

Thả hoa đăng tại Ao Bà Om ngày lễ Ok Om Bok

 

3. Lễ Ok Om Bók.

Lễ Ok Om Bók, hay còn được gọi là lễ cúng trăng, diễn ra vào rằm tháng 10 Âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống nhằm tạ ơn thần Mặt Trăng đã phù hộ cho mùa màng bội thu và cầu mong cho vụ mùa tiếp theo thuận lợi. Người Khmer tin rằng, thần Mặt Trăng có vai trò quan trọng trong việc quyết định thời tiết và sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là cây lúa, nguồn lương thực chính của họ.

Lễ hội Ok Om Bók bắt đầu từ buổi tối khi mặt trăng lên cao. Người dân tụ tập tại các sân chùa hoặc những bãi đất trống, trang trí bàn thờ với nến, hoa, các loại bánh trái và đặc biệt là cốm dẹp – một món ăn không thể thiếu trong lễ hội này. Các nghi thức cúng trăng được thực hiện với sự trang trọng và nghiêm túc. Sau khi thực hiện xong các nghi thức cúng bái, người dân bắt đầu tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ như hát múa, thả đèn trời và các trò chơi dân gian.

Lễ hội đua ghe Ngo không thể thiểu trong ngày hội

Lễ hội đua ghe Ngo không thể thiểu trong ngày hội

Một phần không thể thiếu của lễ hội Ok Om Bók là cuộc thi đua ghe ngo – một môn thể thao truyền thống đặc sắc của người Khmer mà đặc biệt là tại Sóc Trăng. Nếu thuê xe du lịch đi Sóc Trăng, thuê xe đi Trà Vinh vào dịp này thì bạn sẽ có dịp tham gia vào những cuộc đua ghe ngo hấp dẫn tại đây. Cuộc thi không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh và sự khéo léo của người Khmer mà còn là dịp để cộng đồng tụ họp, cổ vũ, và chung vui sau những ngày lao động vất vả.

 

Với những chia sẻ trên Tân Triều Travel hy vọng bạn sẽ thêm những thông tin về những ngày lễ lớn của đồng bào Khmer. Nếu quý khách có nhu cầu thuê xe du lịch tại TPHCM để tìm hiểu về văn hóa, phong tục hay các ẩm thực của đồng bào Khmer, xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số tổng đài 0906035680 để được tư vấn báo giá.


Hỏi đáp