39B Hồng Hà Nối Dài, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0906035680

Rộng Ràng Đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Rộng Ràng Đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024
Rộng Ràng Đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

4.9/5 - 9 Bình chọn

Rộn ràng chào đón tết Chôl Chnăm Thmây 2024 của người đồng bào Khmer khu vực Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau,...Tân Triều Travel đơn vị cho thuê xe du lịch từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây với các dòng xe chất lượng cao và nhiều ưu đãi.

Mục lục [Ản/Hiện]

Tết Chôl Chnăm Thmây: Là tết của người đồng bào Khmer năm 2024, sẽ được diễn ra vào ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024. Thời điểm này, chỉ còn mấy tuần nữa thôi là sẽ đến dịp Tết nhưng tại các phum sóc vùng đồng bào người Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh,...Nếu như bạn thuê xe đi Cần Thơ hay thuê xe đi Cà Mau vào giai đoạn này, bạn sẽ thấy không khí tết Chôl Chnăm Thmây đang hiện diện trên từng nếp nhà, sóc ấp, từng ngôi chùa theo phái Nam Tông trang hoàng và lộng lẫy.

Truyền thuyết về ngày tết cổ truyền của người Khmer

Truyền thuyết về ngày tết cổ truyền của người Khmer


1. Nguồn gốc của Tết Chôl Chnăm Thmây.

Nếu như người Việt có ngày tết cổ truyền vào 1/1 âm lịch hằng năm, thì vào giữa tháng 4 dương lịch, đồng bào Khmer ở khu vực miền Nam lại đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Cũng như Tết Nguyên đán, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, có ý nghĩa mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào, là Tết chịu tuổi. Đây là dịp để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ; các thành viên trong gia đình cùng tề tựu, sum họp sau những ngày tháng làm việc, lao động vất vả và động viên nhau tiếp tục cố gắng để ngày càng phát triển hơn. (Cũng rất giống với phong tục tết truyền thống).

Nói về tên gọi của lễ hội thì cái tên này xuất phát từ tiếng Khmer. Trong đó, “Chôl” nghĩa là “vào” và “Chnăm Thmay” được hiểu là "năm mới". Cũng chính vì lẽ đó mà Lễ tết Chôl Chnăm Thmây cũng thường xuyên được tổ chức vào đầu năm, gần sát với lễ hội mừng lúa mới và Lễ hội cầu mưa Ấp Tà Kuông của người S'tiêng. Qua tên gọi của Lễ tết Chôl Chnăm Thmây, người dân nơi đây cũng muốn gửi gắm vào trong đó những hy vọng, mong ước về một mùa xuân sang đầy những điều tốt đẹp nhất.

Nghi lễ tắm đức phật


2. Ý nghĩa của Tết Chôl Chnăm Thmây.

Nếu như Lễ hội mừng lúa mới chính là một dịp đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với người dân S'tiêng, thì Lễ tết Chôl Chnăm Thmây lại chứa đựng nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bào Khmer. Trong quan niệm của người Khmer, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây chính là dịp lễ lớn nhất trong năm và luôn được giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ. Lễ hội này thường được tổ chức vào giữa tháng 4 ( lễ hội té nước) như một dịp để đồng bào Khmer bày tỏ tấm lòng biết ơn đến với thần linh, đất trời cũng như là khởi đầu cho một năm đầy những điều tốt đẹp.

Thanh niên đến chùa làm lễ ngày lễ tết Khmer

Thanh niên đến chùa làm lễ ngày lễ tết Khmer

Có thể nói, Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ thể hiện quan niệm của người Khmer về chu kỳ vận chuyển của năm, mà còn nhằm giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, đoàn kết gắn bó thắt chặt tình đoàn kết thương yêu nhau trong phum sóc, cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau chia phúc, chúc mừng, thăm hỏi, bàn bạc, trao đổi kinh nghiệp chuyện tương lai.

Bởi vì ảnh hưởng khá sâu sắc về triết lý vô thường của Phật giáo nên Lễ tết Chôl Chnăm Thmây cũng là lúc mà đồng bào Khmer đi làm phước vào đầu năm mới. Chính vì điều này mà Lễ tết Chôl Chnăm Thmây càng trở nên ý nghĩa hơn. Qua đó, tâm hồn đẹp và cao quý của đồng bào Khmer cũng được thể hiện rõ nét khiến ai cũng mến thương, trân trọng.

Cô gái Khmer trong trang phục truyền thống ngày đầu tết Chôl Chnăm Thmây

Cô gái Khmer trong trang phục truyền thống ngày đầu tết Chôl Chnăm Thmây

3. Mục đích của Tết Chôl Chnăm Thmây.

Đối với người Khmer, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây phải được tổ chức vào mùa xuân vì đây là thời điểm chuyển giao giữa hai mùa mưa và nắng nên sẽ là một khởi đầu cực kỳ tốt cho năm mới. Không chỉ là một ngày lễ bình thường, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây còn là dịp để tỉnh Bình Phước kết nối mọi người lại với nhau, tạo thành một khối đoàn kết dân tộc to lớn. Thông qua Lễ tết Chôl Chnăm Thmây, người dân còn có thể hòa mình vào thiên nhiên và cầu khẩn những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, bạn bè, công việc...

Giống như người Việt và người Hoa, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây được người Khmer tổ chức còn nhằm để bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đã luôn phù hộ họ trong thời gian vừa qua đồng thời thể hiện tinh thần luôn sẵn sàng đương đầu với khó khăn, gian lao vì một tương lai xán lạn hơn.

Té nước vào ngày thứ 3 trong lễ tết Khmer

Té nước vào ngày thứ 3 trong lễ tết Khmer

4. Thời gian tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây.

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer thường tổ chức vào đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer, là khoảng giữa tháng 4 dương lịch tương đương với tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những ngày lễ mang đậm màu sắc văn hóa nông nghiệp đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có gắn bó mật thiết với vòng đời cây lúa nước. Theo nông lịch, đây là thời gian mà việc nhà nông nhàn nhã nhất vì vào cao điểm của mùa khô, lúa đã thu hoạch xong và mọi hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đều tạm dừng để chờ mùa mưa đến.

Năm 2024 lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 năm 2024 (dương lịch).

Do mang ý nghĩa chào đón mùa mưa và mùa vụ mới nên lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng được tổ chức lớn nhất trong năm. Trước đây lễ hội này thường kéo dài từ 10-15 ngày, nhưng trong xu thế đơn giản hóa lễ hội như hiện nay, Chôl Chnăm Thmây chỉ còn được tổ chức trong vòng 3 ngày, năm nhuận thì kéo dài 4 ngày.

Các trò chơi truyền thống ở chùa Khmer dịp lễ tết

Các trò chơi truyền thống ở chùa Khmer dịp lễ tết

5. Trải nghiệm Tết Tết Chôl Chnăm Thmây.

Trước ngày diễn ra ngày tết thì  các gia đình đồng bào dân tộc Khmer nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn, thức uống, bánh trái, hoa quả, cá thịt,…tất cả đều sẵn sàng đầy đủ cho những ngày tết. Cho dù giàu hay nghèo đều không thể thiếu được Num-Chrụt (bánh tét), Num-tean (bánh ít) và Num-Kha-Nhây (bánh gừng),… Các loại bánh này tượng trưng cho sự no ấm, làm ăn thịnh vượng, được mùa của người Khmer, dùng để cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên; dùng làm lễ vật, đi chùa và để tiếp khách trong những ngày tết.

Trong ba ngày lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng, ngoài các nghi thức Phật giáo, người dân Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và các trò chơi dân gian như thả diều, đánh quay lửa, hát đối đáp aday, hát dù kê, múa Răm vông, múa trống xa-dăm...

Trang trí chùa Nam Tông trong ngày lễ tết

Trang trí chùa Nam Tông trong ngày lễ tết

Bên cạnh ngày Tết mừng năm mới, tại đây còn có nhiều lễ hội hấp dẫn khác như Lễ hội Thác Côn, Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip, Lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng… cũng thu hút đông đảo tín đồ du lịch từ khắp nơi tìm đến.

Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn giáo tại đền chùa, mọi người đổ ra đuờng, dùng xô, chậu, vòi nước hay súng nước tha hồ nghịch nước vào nhau, sau đó còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Mọi người quan niệm rằng đón nhận nước té càng nhiều càng tốt bởi như vậy họ sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.

 

Trên là những thông tin về tết cổ truyền của người Khmer trong năm 2024, nếu như bạn cần thuê xe du lịch tại TPHCM để tham gia các hoạt động tết cổ truyền này, xin vui lòng liên hệ Tân Triều Travel qua số tổng đài 0906035680 để được tư vấn và báo giá chính xác nhất nhé.
 


Hỏi đáp