39B Hồng Hà Nối Dài, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0906035680

7 cung đường đi Đà Lạt từ Sài Gòn

7 cung đường đi Đà Lạt từ Sài Gòn
7 cung đường đi Đà Lạt từ Sài Gòn

5/5 - 10 Bình chọn

Chia sẻ 7 cung đường đi Đà Lạt với hướng dẫn chi tiết giúp quý khách có thể lựa chọn cho mình cung đường lên Đà Lạt theo sở thích của mình. Tân Triều Travel đơn vị cho thuê xe du lịch từ TPHCM đi Đà Lạt uy tín tại Sài Gòn.

Mục lục [Ản/Hiện]

Những cung đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt: Từ ngày cao tốc Phan Thiết Dầu Giây mở ra, có rất nhiều phương án cho anh em lựa chọn đường đi Đà Lạt. Tùy theo bạn chọn dịch vụ thuê xe đi Đà Lạt hay lái xe nhà, mà có những cung đường khác nhau để bạn chọn lưa. Nhưng mỗi cung đường đều kèm với một số thuận lợi và khó khăn để bạn phải đối diện với những thử thách. Dưới đây là liệt kê chi tiết những cung đường mà bạn có thể tham khảo.

Về cơ bản có 7 cung đường đi Đà Lạt phù hợp cho anh em từ TP.HCM/Miền Đông Nam Bộ/Miền Tây Nam Bộ lên Đà Lạt:

Quốc lộ 20 qua đèo Bảo Lộc

Quốc lộ 20 qua đèo Bảo Lộc

1. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Quốc lộ 1A -> Quốc lộ 20 (gọi tắt là cung đường đi Quốc lộ 20).

Đây là cung đường chính mà rất nhiều người lựa chọn đi Đà Lạt khi thuê xe du lịch 45 chỗ đi Đà Lạtthuê xe giường nằm đi Đà Lạt, hay thuê xe 29 chỗ đi Đà Lạt. Ưu điểm là đường quốc lộ rộng lớn, có nhiều trạm dừng chân, cây xăng ăn uống dọc đường.

Nhược điểm: kẹt xe, trạm thu phí nhiều, đi qua nhiều khu dân cư, và nhiều chốt giao thông trên đường.

Đi Đà Lạt qua đèo Tà Pứa

Đi Đà Lạt qua đèo Tà Pứa

2. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Quốc lộ 1A -> Liên huyện Xuân Lộc_Long Khánh -> DT766 -> DT713 -> Quốc lộ 20 (gọi tắt là cung đường đi đèo Tà Pứa)

Với cung này thì mình đã có bài sưu tầm chi tiết về đi Đà Lạt bằng cung đường Tà Pứa. Các bạn có thể tham khảo tại đây. Cung đường này được có cái điểm nhấn là đi đèo Tà Pứa. Đèo khá hẹp và có những khúc cua tay áo, mọi người lưu ý nhường nhau nếu có xe lớn. Nhưng vắng xe lắm, mình đi và về hầu như rất ít bắt gặp xe ngược chiều, cứ tà tà thoải mái luôn. 

Đi Đà Lạt bằng đường tỉnh 721 né quốc lộ 20

3. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Quốc lộ 1A -> Quốc lộ 20 -> DT721 -> DT725 (gọi tắt là cung đường đi DT725)

Đường tỉnh 721 và 725 là một con đường yên tĩnh, rộng và thoáng đãng nối thị trấn Đạ Tẻh và thành phố Đà Lạt. Cung đường này song song với quốc lộ 20, từ thị trấn đà hoai đến thành phố đà lạt và mang đến trải nghiệm thú vị cho những ai muốn tránh kẹt xe và tận hưởng không gian mở trên đường.

Rẽ từ quốc lộ 20 vào con đường ĐT 725. Mặc dù đường ĐT 725 xa hơn, nhưng nó đổi lại bằng cảnh đẹp hơn và yên tĩnh hơn, mang theo vẻ đẹp đơn giản và thân thiện của vùng quê. Con đường ĐT 725 đi qua một số đèo ngắn. Cảm giác đứng ở đỉnh nhìn xuống đồi núi thấp trải rộng vô cùng tuyệt vời. Đồi chè xanh mướt che mất bốn phía đường đi. Chúng tôi tiếp tục chặng đường, men theo con đường đất đỏ, hai bên là những rẫy cà phê bát ngát.

Nhược điểm: đường chỉ thích hợp cho xe nhỏ di chuyển như thuê xe du lịch 16 chỗ đi Đà Lạt hay xe gia đình.

Quốc lộ 55 qua đèo Tà Pứa

Đi Đà Lạt qua quốc lộ 55

4. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Cao tốc Dầu Giây_Phan Thiết -> DT720 -> Quốc lộ 55 -> Quốc lộ 20 (gọi tắt là cung đường đi Quốc lộ 55)

Ưu điểm:

- Đi được 105km cao tốc

- Né được đèo Bảo Lộc và kẹt xe

- Chất lượng mặt đường đẹp, nhất là địa bàn tỉnh Bình Thuận (từ nút giao cao tốc đi đến thị trấn Lạc Tánh, đường 4 làn xe rộng rãi và tốt, rất ít ổ gà

- Số km đường đèo cũng tương đương với Quốc lộ 28 (tầm 40km) nhưng đường đẹp hơn và rộng hơn, tất nhiên đẹp hơn nhiều so với Đèo Đại Ninh (Quốc lộ 28B)

Nhược điểm:

- Đường bên địa phận Bảo Lâm không được đẹp, tuy nhiên chí có 30km

- Địa phận Bình Thuận có nhiều  bò thả rong ngoài đường nhất là đoạn từ cầu Tà pao đi hướng Hàm Thuận Bắc.

- Khá ít trạm dừng chân nếu tính tổng quãng đường dài 110km

Đi Đà Lạt qua ql 28

Đi Đà Lạt qua ql 28

5. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Cao tốc Dầu Giây_Phan Thiết -> Quốc lộ 28 -> Quốc lộ 20 (gọi tắt là cung đường đi Quốc lộ 28)

Đây là cung đường đi Đà Lạt qua đèo Gia Bắc. Mà Tân Triều Travel đã có bài sưu tầm Lên Đà Lạt băng con đường Gia Bắc để quý bạn đọc tham khảo.

Đi Đà Lạt qua đèo Đại Ninh

Đi Đà Lạt qua đèo Đại Ninh

6. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Cao tốc Dầu Giây_Phan Thiết -> Quốc lộ 28B -> Quốc lộ 20 (gọi tắt là cung đường đi Quốc lộ 28B) 

Các cung đường hot gần đây là Quốc lộ 28B sau khi mở cao tốc Dầu Giây_Phan Thiết vì tận dụng được nhiều km cao tốc hơn, ít kẹt xe thời gian di chuyển ngắn hơn, tuy nhiên có 1 nhược điểm là đường khá xấu. Quốc lộ 28B (còn được gọi là đèo Đại Ninh) được xem là tuyến đường ngắn nhất để kết nối 2 trung tâm du lịch là TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Cung đường này được xem là ngắn nhất để kết nối 2 nơi, nhưng hiện tại đang xuống cấp, vì vậy cung này chỉ phù hợp đi phượt bằng xe máy hay xe oto cá nhân gia đình, không khuyến khích xe du lịch đi cung đường này.

Đèo ngoạn mục nhìn từ huyện Ninh Sơn

Đèo ngoạn mục nhìn từ huyện Ninh Sơn

7. Cao tốc TPHCM-LTDG -> Cao tốc Dầu Giây_Phan Thiết -> Cao Tốc Phan Thiết Vĩnh Hảo --> Cao Tốc Vĩnh Hảo - Cam Lâm--> Quốc lộ 27 (cung đường đi qua đèo ngoạn mục)

Cung đường này trở nên là từ khóa tìm kiếm của nhiều thanh viên kể từ khi cao tốc Vĩnh Hảo - Cao Lâm đưa vào khánh thành vào lễ 30/4 năm nay. Trên lý thuyết này thì cung đường này đi xa hơn, nhưng được cái là chạy dài trên cao tốc, đến nút giao quốc lộ 27 thì bạn đi tiếp theo hướng Ninh Sơn - Ninh Thuận và vượt đèo Ngoạn Mục thì sẽ đến Đà Lạt.

Ưu điểm là thời gian đi cao tốc toàn phần, quốc lộ 27 hướng từ Ninh Sơn lên Đà Lạt đường đẹp, thoáng, ít xe lớn.

Nhược điểm: là di chuyển quảng đường dài hơn tầm 430km, phí cao tốc nhiều hơn.

 

Trên là những chia sẻ để quý khách có thể chọn cho mình những tuyến đi phù hợp kết hợp với Đà Lạt như Phan Thiết - Đà Lạt, Bảo Lộc - Đà Lạt, Phan Rang - Đà Lạt,...hay những sự lựa chọn hợp lý cho cung đường thiên lý trên mảnh đất hình chữ S này. Nếu như cần thuê xe du lịch tại TPHCM xin vui lòng gọi Tân Triều Travel 0906035680 để được tư vấn.


Hỏi đáp