5/5 - 5 Bình chọn
Danh sách các ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn để bạn có thể xuất hành đầu năm 2024 cầu tài lộc Bình An. Tân Triều Travel đơn vị chuyên cho thuê xe đi hành hương, lễ phật đầu năm với mức giá cạnh tranh và nhiều chương trình khuyến mãi.
Mục lục [Ản/Hiện]
Những ngôi chùa linh thiêng nên xuất hành đầu năm tại Sài Gòn: Trong tâm thức của con người Việt Nam, Chùa là một nơi linh thiêng, tôn nghiêm nhưng cũng lại rất gần gũi đối với phong tục tập quán. Tết Nguyên Đán là một lễ Tết quan trọng của người dân Việt. Từ bao đời nay, Tết là dịp để mọi người hướng về cội nguồn, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi sau một năm trời làm việc nhọc nhằn, vất vả. Tết cũng là cơ hội để lắng đọg, kết tinh, lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời mà cha ông ta đã truyền lại. Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý đó chính của người Việt đó chính là đi lễ chùa đầu năm mới cầu lộc tài, bình an cho năm mới. Sau đây hãy cùng với Tân Triều Travel tìm hiểu thêm về những ngôi chùa nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh để bạn có thể thuê xe tết đi chùa đầu năm nhé!
Chùa Việt Nam Quốc Tự trong ngày đầu năm
Địa chỉ: 244 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, Tp HCM.
Chùa Việt Nam Quốc Tự là địa điểm được nhiều tín đồ du lịch văn hóa tìm hiểu và tham quan khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất tọa lạc trong nội đô thành phố.
Khi bước vào khuôn viên chùa, bạn có thể chiêm ngưỡng một không gian kiến trúc mang đậm sắc màu của Phật giáo Bắc Tông. Chùa trở nên nổi bật giữa khoảng không rộng lớn với thiết kế tinh tế cùng phần mái hiên màu vàng vô cùng thu hút.
Nổi bật nhất trong khuôn viên Chùa Việt Nam Quốc Tự chính là tòa tháp 13 tầng (Tháp Đa Bảo) với độ cao lên đến 63 mét. Nếu bạn di chuyển tại cung đường 3/2, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tòa bảo tháp vô cùng rõ nét Thoạt nhìn, đây chỉ là một tòa bảo tháp bình thường. Thế nhưng, nếu bạn có nghiên cứu nhiều về Phật giáo thì sẽ biết đây là một hạng mục có ý nghĩa rất lớn của Chùa Việt Nam Quốc Tự.
13 tầng của bảo tháp tượng trưng cho tinh thần phụng sự và thống nhất của 13 tổ chức, tông phái, hội đoàn trong cuộc đấu tranh bất bạo động để đòi lại bình đẳng của Phật giáo vào năm 1963. Hiện nay, tại Tháp Đa Bảo còn lưu giữ những tài liệu lịch sử về cuộc đấu tranh này.
- Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, Tp HCM.
Đây là một trong những ngôi chùa được đánh giá cực kỳ độc đáo, có nhiều nét tuyệt tác như xứ sở chùa Vàng Thái Lan. Ngôi chùa này nổi bật với kiến trúc cực kỳ độc đáo, được xây dựng lần đầu vào năm 1942. Sau đó đã trải qua nhiều lần trùng tu từ 2007 – 2011, mặc dù qua sửa chữa và thay đổi nhiều nhưng các nét kiến trúc đặc trưng vẫn còn nguyên vẹn. Bao gồm khuôn viên, chánh điện, tăng xá, am thất, trai đường.
Nơi đây vẫn được người dân địa phương gọi với cái tên quen thuộc là chùa Thái Lan bởi lối kiến trúc đậm màu sắc xứ Chùa Vàng. Ý tưởng thiết kế chùa Bửu Long được sư thầy Viên Minh lên ý tưởng dựa theo lối kiến trúc Phật giáo nguyên thủy bắt nguồn từ Ấn Độ. Đặt chân đến đây, du khách không khỏi ấn tượng bởi lối kiến trúc Phật giáo đặc sắc với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và màu sắc văn hóa Việt
Nằm tách biệt với thành phố, giữa đồi cây xanh mát, chùa Bửu Long mang nét yên bình, thanh tịnh. Đến đây, người ta như rũ bỏ hết mọi ưu phiền, mệt mỏi, sân si của cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, nơi đây trở thành điểm hành hương, lễ Phật, ngồi thiền yêu thích của các tín đồ Phật giáo.
Phóng sanh tại trước chùa Vĩnh Nghiêm
- Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp HCM.
Chùa có tổng diện tích hơn 6000m2 với thiết kế mái ngói cong vút được chạm khắc tinh xảo. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, người gắn liền với hàng loạt công trình tâm linh độc đáo ở Việt Nam như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đình Trấn Ba và đền Lý Quốc Sư, cầu Thê Húc,…
Tọa lạc trên khuôn viên rộng lớn, ngôi chùa bao gồm nhiều tiểu cảnh và công trình độc đáo. Tuy kiến trúc nơi đây mang phong cách cổ điển của đền chùa miền Bắc, nhưng kỹ thuật và vật liệu xây dựng lại vô cùng hiện đại. Ngôi chùa được coi là công trình tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20, thu hút rất nhiều du khách ghé thăm hàng năm.
- Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp HCM.
Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được sáng lập bởi Hòa thượng Ngô Chân Tử vào năm 1957. Chùa Hoằng Pháp không chỉ đẹp về cảnh quan mà nổi tiếng vì đạo hạnh của vị Tổ khai sơn. Cũng nhờ đức độ cao dày của cố Hòa thượng, nhiều Phật tử đã tề tựu về Chùa Hoằng Pháp xin được quy y theo Phật.
Sau hơn nửa thế kỷ, Chùa Hoằng Pháp đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ. Nhìn chung, kiến trúc Chùa Hoằng Pháp là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc hiện đại và đường nét truyền thống từ các ngôi chùa cổ ở miền Bắc. Vẫn là mái ngói đỏ hai tầng cùng các góc cong vút nhưng Chùa Hoàng Pháp vẫn sở hữu hơi thở nghệ thuật cách điệu hơn so với những sáng tạo đi trước.
Bạn có thể đến Chùa Hoằng Pháp vào bất cứ lúc nào, để ngắm cảnh, nghe thuyết pháp tìm kiếm sự an nhiên, thanh tịnh trong tâm. Nhưng nếu muốn tu tâm dưỡng tính, giác ngộ tinh thần, cải thiện sức khỏe để có lối sống thanh cao hơn, hãy tham dự các khóa tu thường niên ở Chùa Hoằng Pháp.
Có khá nhiều khóa tu dành cho nhiều đối tượng khác nhau, nhưng nổi bật nhất là khóa tu mùa hè chùa, vô cùng phù hợp với học sinh, sinh viên. Tại đây, các em sẽ được trải nghiệm tu tập, sinh hoạt tự lập tại chùa. Sau các khóa tu mùa hè, các bạn sẽ có lối sống kỷ luật hơn, tâm tính bình an, bao dung hơn. Khóa tu mùa hè thường diễn ra trong 7 ngày đêm, thường là vào tháng 7 hàng năm, dành cho các bạn từ 17 đến 25 tuổi.
Chùa Pháp Hoa lung linh trong ánh hoàng hôn
- Địa chỉ: số 870 đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Tp HCM.
Chùa Pháp Hoa được thành lập năm 1928 do hòa thượng Đạo Hạ Thanh đứng lên xây dựng. Thuở ban đầu, chùa được xây đơn giản. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần vào các năm 1932, 1965, 1990. Lần trùng tu gần nhất là vào năm 1993 để có diện mạo như ngày hôm nay.
Tên gọi của chùa có ý nghĩa là “Hoa của Phật pháp”, biểu hiện cho sự lan tỏa và hương thơm của giáo lý Phật giáo trong xã hội. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông của Phật giáo Việt Nam, theo truyền thống Thiền Tông của Trung Quốc. Chùa là nơi tu tập của nhiều vị cao tăng uy danh và là trung tâm giáo dục Phật học của thành phố.
Chùa Pháp Hoa không chỉ là nơi tu học và tụng kinh của các tăng ni và Phật tử mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động từ thiện và văn hóa cho cộng đồng. Đến với chùa Pháp Hoa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa, cảm nhận được không khí thanh bình và linh thiêng của miền đất Phật, cũng như được học hỏi thêm về văn hóa và tôn giáo của người Việt Nam.
Khi bước vào chùa, bạn sẽ cảm nhận được không khí thanh tịnh, yên lặng, khác hẳn với sự ồn ào của thành phố bên ngoài. Cổng tam quan được trang hoàng bằng cây cỏ và hoa phong lan đủ màu sắc. Hương nhang bay bổng trong không trung, mang lại cảm giác thư thái và an lạc. Mọi người thường đến chùa để chiêm ngưỡng kiến trúc đẹp mắt và cầu nguyện cho cuộc sống an lành, hạnh phúc.
- Địa chỉ: số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, Tp. HCM
Hậu được biết đến là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Ngôi miếu này còn trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa của đông đảo người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố.Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Sau 261 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét độc đáo. Vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Đặc biệt, đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.
Nếu muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp, bạn hãy học văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc có thể ghi lại mong ước của mình lên giấy, treo cùng với vòng nhang để cầu xin Bà. Đặc biệt, giới trẻ còn truyền tai nhau việc xin xăm chùa Bà Thiên Hậu. Đây chính là cách xin quẻ, hi vọng đoán biết được những vấn đề trong tương lai. Đồng thời, bạn cũng chủ động hơn khi gặp phải khúc mắc, thêm tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
Ngôi chùa 300 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn
- Địa chỉ: số 565 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình, Tp HCM.
Giác Lâm là ngôi chùa đặc trưng, có lối kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc hình chữ Tam của các ngôi chùa Nam Bộ. Ba dãy nhà ngang được nối liền với nhau, bố cục trên mặt hình chữ nhật gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai. Cổng nhị quan được xây dựng vào năm 1945 với hai con sư tử chầu ở hai góc cổng mang nét văn hóa Ấn Độ, đầu rắn Naga đặc trưng cho Phật giáo Khmer. Chân cổng dạng quỳ, hoa văn chạm nổi, hình học. Trên cổng nhị quan ghi dòng chữ Hán về truyền thuyết Ô quan Thái tử đời Đường. Do quan niệm quỷ thần đi theo đường thẳng nên không có cổng trổ thẳng vào chính điện.
Khi mới xây dựng, chùa Giác Lâm không có cổng tam quan. Đến năm 1955, nhà chùa mới bắt đầu xây dựng cổng tam quan, quay mặt về hướng Nam, nằm sát ngay đường Lạc Long Quân hiện nay. Hai bên cột trụ có chạm khắc câu đối bằng chữ Hán. Trung quan luôn mở chào đón những ai muốn hướng đạo. Sau chính điện chùa là bàn thờ nhà Tổ - nơi thờ các vị hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm. Đối diện bàn thờ Tổ là bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương. Sau gian thờ Tổ là khu vực giảng đường được thiết kế theo kiểu mái chính điện. Đây là nơi các tăng sĩ đến dự sự kiện quan trọng hay các dịp lễ lớn trong chùa. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giảng đường được sử dụng để nuôi cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.
- Địa chỉ: số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp HCM.
Chùa Phổ Quang nổi tiếng với bề dày lịch sử lâu đời, là nơi chốn linh thiêng cầu an niệm phật của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, chùa còn sở hữu nét kiến trúc độc đáo cuốn hút và nét đẹp tâm linh khiến du khách mê đắm. Sau nhiều lần trùng tu và mở rộng, Chùa Phổ Quang đã không còn giữ được kiến trúc xây dựng như lần đầu. Tuy nhiên thay vào đó chùa được xây dựng theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ những nét cổ kính trang nghiêm mang đến một vẻ đẹp riêng biệt.
Chùa vẫn còn giữ lại những trụ cột đồ sộ được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ tinh tế từ thời nhà Lý. Mái chùa uốn cong, được tạo hình rồng phượng giống như đa số các chùa hệ phái Bắc tông khác. Tham quan Chùa Phổ Quang, du khách sẽ không ngừng cảm thán về những hình ảnh chạm khắc rồng phượng công phu của những nghệ nhân.
Trong khuôn viên Chùa Phổ Quang còn có hang đá – nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Trong hang đá không khí mát mẻ thanh tịnh, người hành hương khi bước vào đây như được gột rửa tâm hồn, cảm nhận sự an yên. Bước vào trong hang du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Bà Quan Âm tọa trên đài sen vàng hiền từ nhìn xuống chúng sinh. Bên cạnh Phật Bà Quan Âm là Thiện Tài đồng tử luôn bên cạnh người như trong các câu truyền truyền thuyết.
Chùa Ông giữa lòng quận 5
- Địa chỉ: số 676 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Tp HCM.
Chùa Ông là một cổ tự lâu đời của người Hoa hơn 300 năm tuổi. Trước đây ngôi chùa này từng là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc nên lúc bấy giờ được gọi là Nghĩa An Hội Quán. Bên cạnh đó thì do trong chùa có thờ phụng Quan Công nên còn được người dân gọi là Miếu Quan Đế.
Vậy tính đến thời điểm hiện tại ngôi chùa có đến 3 tên gọi chính xác là Nghĩa An Hội Quán, Miếu Quan Đế và chùa Ông. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo vào năm 1866, 1901, 1969, 1983 và lần gần nhất vào năm 2010 nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính nguyên thủy đặc trưng cho kiến trúc cổ xưa.
Chùa Ông có lối kiến trúc khá giống với những ngôi chùa người Hoa khác trong lòng Sài Gòn. Ngôi chùa bao gồm nhiều dãy nhà khép kín vuông gốc với nhau được sắp xếp theo hình chữ “Quốc” hoặc chữ “Khẩu”. Màu sắc chủ đạo của cả ngôi chùa là màu đỏ càng thể hiện rõ hơn phong cách Triều Châu.Chùa Ông quận 5 dần dầu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa đang sinh sống trên địa bàn nói riêng và người Sài Gòn nói chung.
- Địa chỉ: số 73 Mai Thi Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp HCM.
Là ngôi cổ tự linh thiêng giữa lòng Sài thành, chùa Ngọc Hoàng thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người, không chỉ người dân địa phương mà còn của khách du lịch các nước. Có tên chữ là Phước Hải Tự, chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là nơi linh thiêng, dành cho những ai muốn cầu tình duyên hoặc các cặp vợ chồng hiếm muộn đến đây cầu con.Từ lâu nhờ sự linh thiêng cùng kiến trúc in đậm dấu ấn Trung Hoa cổ, chùa Ngọc Hoàng còn trở nên nổi tiếng hơn khi cựu Tổng thống Mỹ Obama viếng thăm vào ngày 24/5/2016. Đặc biệt, chùa Ngọc Hoàng còn được công nhận là Công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cấp Quốc gia vào năm 1994, biến nơi đây trở thành điểm tham quan nổi bật trên bản đồ du lịch Sài thành.
Ngày nay, chùa Ngọc Hoàng là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh thiên tướng. Ngoài ra, ngôi cổ tự còn là nơi thờ kính bà Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở của con người trần gian. Bên cạnh đó, chùa Ngọc Hoàng còn thờ các thần theo tín ngưỡng văn hóa Trung Hoa ngày trước.
Không chỉ vậy, ngôi cổ tự còn nổi tiếng với bức tượng ông Tơ bà Nguyệt chùa Ngọc Hoàng, phù hợp dành cho những ai muốn cầu tình duyên, gia đạo suôn sẻ.
Chùa Miếu Nổi với kiến trúc độc đáo tại TPHCM
- Địa chỉ: Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp HCM.
Nơi đây còn được biết đến với nhiều tên gọi như Phù Châu miếu, chùa miếu nổi Gò Vấp, miếu nổi Phù Châu… Với diện tích bao trùm cả một cồn đất nhỏ rộng 2.500m2, ngôi miếu cổ là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng tại Thành phố Hồ Chí Minh về cả vị trí xây dựng và lối kiến trúc Việt - Hoa độc đáo.
Chùa miếu nổi Gò Vấp được xây theo hình chữ Tam, hướng về phía Nam với diện tích bao trùm cả một cù lao nhỏ nổi giữa sông Vàm Thuật. Tổng thể nơi đây gồm 3 tòa nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp. Mỗi tòa nhà lợp hai tầng mái ngói âm dương tráng men xanh ngọc, trên nóc trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm và rồng chầu cuốn thư. Ở bốn đầu đao cong lên gắn tượng Long, Ly, Quy, Phụng và trang trí thêm họa tiết hoa cúc dây, lá nho, sông nước… Các bức tường được quét vôi màu hồng đậm, còn mí cửa thì sơn đỏ.
Nét kiến trúc đặc sắc của ngôi miếu là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Bạn có thể cảm nhận được điều này thông qua những chi tiết trang trí tinh xảo, đắp nổi hình rồng, phượng, các mái vòm được khảm sứ và ghép hình tỉ mỉ hay bức tường cẩn sành khắc họa các hình tượng tín ngưỡng xưa.
Trên đây chính là những ngôi chùa nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà Tân Triều Travel muốn giới thiệu đến với các bạn. Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm được những điểm đến tâm linh. Tân Triều Travel chúng tôi chuyên cho thuê xe du lịch đi hành hương, cho thuê xe hành hương 10 chùa cho các gia đình, phật tử với đa dạng các dòng xe từ 4-45 chỗ, xe giường nằm, xe limousine phục vụ nhu cầu đi lại trong thành phố và đi tỉnh. Mọi thông tin xin gọi 0906035680 để được tư vấn báo giá.
Hỏi đáp