39B Hồng Hà Nối Dài, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0906035680

Lễ hội chùa Bà Binh Dương 2024

Lễ hội chùa Bà Binh Dương 2024
Lễ hội chùa Bà Binh Dương 2024

5/5 - 5 Bình chọn

Lễ hội chùa bà Bình Dương 2024 với hàng chục ngàn người đứng hai bên đường phố chờ đoàn diễu hành đi qua cầu may mắn năm mới. Tân Triều Travel đơn vị cho thuê xe du lịch chuyên nghiệp đi Bình Dương từ TPHCM chuyên nghiệp và giá cả cạnh tranh.

Mục lục [Ản/Hiện]

Lễ hội chùa Bà Bình Dương 2024: Chiều 24/2/224, hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đổ về lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương). Đây là một trong 5 lễ hội khai xuân lớn ở miền Nam, diễn ra từ đầu tháng Giêng. Năm nay tuyến đường đoàn rước kiệu Bà đi chừng 4 km qua các địa danh nổi tiếng của TP Thủ Dầu Một như chợ Thủ, sông Sài Gòn trong thời gian từ 16h đến 19h. Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu là di sản văn hoá tâm linh quan trọng, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa tại Bình Dương và các khu vực lân cận. Bài viết dưới đây của Tân Triều Travel sẽ chia sẻ cho các bạn về những thông tin  về Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương 2024.

Quang cảnh bên ngoài chùa Bà Thiên Hậu trước giờ khởi kiệu

Quang cảnh bên ngoài chùa Bà Thiên Hậu trước giờ khởi kiệu


1. Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương.

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn có tên gọi khác là Chùa Bà Bình Dương hay Miếu Bà Thiên Hậu, toạ lạc tại địa chỉ số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đây là một ngôi chùa do cộng đồng người Việt gốc Hoa xây dựng để thờ vị nữ thần tối cao của họ là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ các nét đặc trưng văn hoá của Trung Hoa. Đến nay, chùa đã trở thành một di tích nổi bật của tỉnh Bình Dương, nổi tiếng với lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu vô cùng tưng bừng, náo nhiệt được tổ chức hàng năm vào mỗi dịp xuân đến.

Không ai rõ thời gian chính xác mà ngôi chùa được xây dựng vào năm nào, chỉ biết ngôi chùa nằm bên  rạch Hương Chủ Hiếu lúc bấy giờ. Nhưng đến năm 1923, chùa bị hư hại do hoả hoạn nên bốn bang người Hoa bao gồm Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ đã cùng nhau xây dựng lại ngôi chùa mới ở vị trí hiện nay. Như vậy, tính đến nay ngôi chùa cũng đã ngót nghét trăm năm tuổi, chứng kiến biết bao nhiêu những thăng trầm lịch sử của mảnh đất Bình Dương.

Đến giờ xuất kiệu bà

Đến giờ xuất kiệu bà


2. Thời gian và nghi thức tổ chức Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu có rất nhiều những tiết mục hấp dẫn mang đậm tính văn hoá dân gian như sự xuất hiện của các nhân vật huyền thoại, xe hoa diễu hành, cồng chiêng, trống, cờ,...Và không thể thiếu được trong Lễ hội đó chính là những đoàn múa lân sư rồng. 

Lễ hội năm nay được diễn ra lúc nửa đêm ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lúc này, đông đảo khách đến hành hương và tham gia lễ hội. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức khấn một bài khai mạc, tiếp theo đó là một bài văn tế bằng tiếng Quảng Đông nhằm ca tụng công đức của Bà.  Ngày 15 sẽ diễn ra phần đặc sắc nhất của lễ hội đó là rước kiệu Bà đi xung quanh thành phố Thủ Dầu Một cùng với những đội múa lân, sư, rồng,….
Theo phong tục của người Trung Quốc, đoàn rước đầu sẽ là 4 con Hẩu, với tạo hình sử tử rồng vàng, còn kiệu Bà đi ở giữa. Theo sau đó là hàng chục thanh niên cầm cờ hiệu, thanh đao, tiếp theo là các đội múa lân sư, sau đó là những xe gắn hoa rực rỡ, rồi các cô gái thắt nơ gánh đầy những giỏ hoa đầy màu sắc, theo sau đó là các đội kèn, sáo, trống náo nhiệt.

Khi đoàn rước tượng Bà đi qua, nhiều người dân đốt nhang viếng, cầu khấn được gặp may mắn trong năm mới. Theo quan niệm chạm vào đoàn diễu hành rước Bà sẽ gặp may, nên người dân ai cũng muốn được chạm vào rồng, lân hay tay các tiên nữ để mong Bà phù hộ cho sức khỏe bình an, gia đình và bá tánh gặp nhiều may mắn.

 Sau khi làm đầy đủ các nghi lễ thì người dân một lần nữa quay về lại chùa Bà để thắp hương cũng lễ, cầu phúc lộc cho năm mới. 

Tham gia diễu hành đường phố

Đoàn múa rồng tham gia diễu hành đường phố

3. Sự tích Bà Thiên Hậu.

Trước khi tìm hiểu về Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian tìm hiểu về nhân vật này đã nhé. Tương truyền, vào thời Tống Kiến Long nguyên niên, khoảng năm 960, tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nhà họ Lâm đã sinh ra một cô con gái sau 14 tháng mang thai, đặt tên là Mi Châu. Ngay từ khi lọt lòng, cô đã tỏa ra hào quang và mùi hương kì lạ. Đến năm 11 tuổi, Mi Châu quyết định tu theo Phật giáo, nhanh chóng đắc đạo, trở thành một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giúp đỡ không biết bao nhiêu người. Đến năm 28 tuổi, bà không may chết yểu, thế nhưng vẫn nhiều lần hiển linh để cứu ngư dân bình an thoát khỏi sóng to gió lớn, trở về bờ an toàn. Chính vì vậy, cứ khi gặp nạn ngoài biển là các ngư dân sẽ cầu nguyện, xin Bà ban cho sóng yên biển lặng để về được bờ. 

Vì những ân đức và công lao của Bà nên người dân Phúc Kiến đã xây dựng miếu thờ để thể hiện lòng biết ơn đối với vị nữ thần này. Đến đời nhà Nguyên, Bà đã được phong làm Thiên Phi. Rồi đến đời nhà Thanh, vua Khang Hy đã phong cho Bà danh xưng Thiên Hậu, trở thành tên gọi lưu truyền cho đến ngày nay. 

Trải qua nhiều thế kỉ, sự tích về Bà Thiên Hậu đã có khá nhiều dị bản với những tình tiết li kì khác nhau. Nhưng chung quy tất cả đều hướng về hình tượng một người phụ nữ có tấm lòng cao đẹp, hiếu thảo, đức hạnh, dám hi sinh thân mình để bảo vệ chúng sinh. Bà cũng trở thành hình tượng để giáo dục con cháu đời sau luôn noi theo cái hay cái đẹp, luôn sẵn sàng cống hiến và giúp đỡ cộng đồng. Vì vậy, Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm, cùng Lễ hội Miếu Ông Bổn, như một cách người Hoa hướng về cội nguồn và những giá trị tốt đẹp mà họ luôn muốn gìn giữ.

Nhiều nhân vật ngộ nghỉnh trong đoàn diễu hành

Nhiều nhân vật ngộ nghỉnh trong đoàn diễu hành

4. Những điều cần lưu ý khi tham gia Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương.

Để có chuyến đi đầu xuân và trẩy Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu được trọn vẹn và có ý nghĩa hơn, bạn có thể bỏ túi cẩm nang du lịch những lưu ý dưới đây:

- Chùa Bà Thiên Hậu là nơi linh thiêng và trang nghiêm nên bạn hãy ăn mặc thật lịch sự và kín đáo. 

- Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu thu hút đông đảo người tham gia từ Bình Dương đến các tỉnh lân cận. Do đó, khi tham gia lễ hội Chùa Bà Bình Dương nên chú ý đồ đạc, hạn chế mang theo nhiều vật có giá trị bên mình, tránh tình trạng mất cắp. 

- Không gây mất trật tự, hái hoa, bẻ cành, bỏ rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.

- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự chuẩn bị lễ vật thắp hương hoặc mua sẵn trước cổng chùa nhé. Ngoài ra, có thể mang theo đồ ăn và nước uống sẵn.

- Vì thời tiết Miền Nam tháng giêng rất nóng, nên theo đoàn diễu hành bạn cần chuẩn bị nước uống đóng chai, mang áo tay dài, tránh đứng dưới nắng quá lâu và nên chuẩn bị kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn.

- Nếu có nhu cầu thuê xe 16 chỗ đi Bình Dương hay thuê xe limousine 9 chỗ đi Bình Dương,...nên đặt xe sớm để có xe và có mức giá tốt, tránh bị chặt chém khi đặt xe quá cận ngày và nên chọn nhà xe uy tín để thuê xe du lịch

 

Trên là những thông tin và hình ảnh về lễ hội bà Thiên Hậu Bình Dương 2024, nếu quý khách có nhu cầu thuê xe du lịch đi Bình Dương xin hãy gọi 0906035680 để được tư vấn và báo giá.


Hỏi đáp